Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10118
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Xây nhà cao tầng phải an toàn
Thời gian gần đây, tại Hà Nội liên tiếp xảy các vụ tai nạn lao động, chủ yếu trong ngành xây dựng, đặc biệt là ở các công trình xây dựng nhà cao tầng có kết cấu phức tạp.

Người chết vì tai nạn trong xây dựng nhiều nhất
 
Theo số liệu mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2016, trên toàn quốc đã xảy ra 7.981 vụ tai nạn lao động làm 8.251 người bị nạn và 862 người chết. Trong đó, tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ lớn nhất với gần 24% tổng số vụ. Đây cũng là lĩnh vực có số người chết vì tai nạn lao động ở mức cao nhất so với các lĩnh vực khác (chiếm tới gần 25% tổng số người chết).
 
 
An toàn là tiêu chí phải được đặt lên hàng đầu tại các công trình xây dựng.

Ngay những tháng đầu năm 2017, nhiều vụ tai nạn chết người trong lĩnh vực xây dựng đã xảy ra. Đơn cử như ngày 23/3 tại công trường xây dựng Dự án Sunshine Garden (Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 2 công nhân tử vong. Ngày 8/4, tại công trường xây dựng ở Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội), một công nhân đã tử vong do không được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động và rơi tự do từ tầng 4 xuống đất.
 
Mới đây, vào chiều 4/5 tại dự án chung cư 16 tầng ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã xảy ra vụ sập giàn giáo. Rất may, giàn giáo rơi vào một khe hẹp nên chỉ có 3 người bị thương.
 
Theo các chuyên gia, hơn 80% công nhân ngành xây dựng là lao động thời vụ và lao động tự do. Phần nhiều trong số họ chưa được đào tạo bài bản nên ý thức bảo hộ lao động kém, chỉ quan tâm làm lấy công, ít quan tâm đến an toàn lao động (ATLĐ). Trong khi đó, các chủ thầu có công nghệ hạn chế, công tác giám sát thi công, đảm bảo ATLĐ không được coi trọng nên đã dẫn tới nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm.
 
Ở góc độ quản lý nhà nước, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, có 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động trong xây dựng.
 
Thứ nhất, liên quan đến các quy định của pháp luật. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc lập biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng. Các quy định quản lý an toàn trên công trường đối với máy, thiết bị, người lao động... chưa cụ thể, rõ ràng. Bộ phận quản lý an toàn giao cho nhà thầu thi công thành lập nên việc xử lý các biện pháp an toàn kỹ thuật sai quy định còn bất cập, không chủ động khi có các tình huống bất hợp lý xảy ra trong quá trình thi công. Quy định xử lý vi phạm về ATLĐ còn hình thức, mức phạt thấp và chưa đủ tính răn đe đối với đối các vi phạm.
 
Thứ hai, liên quan đến trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Cán bộ quản lý chưa được quy định rõ về trình độ chuyên môn, thời gian công tác; việc bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm còn chưa phù hợp với quy định; phần nhiều công nhân là lao động tự do, thời vụ và không được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đầy đủ về kiến thức ATLĐ. Chưa phân định rõ trách nhiệm về quản lý an toàn giữa các nhà thầu tham gia thi công xây dựng trên công trường, đặc biệt khi có sự thi công đan xen, sử dụng chung các thiết bị, vật tư để phục vụ thi công.
 
Cũng theo Cục này, công tác đảm bảo an toàn trên công trường thi công xây dựng còn nhiều bất cập. Đối với giàn giáo, phần lớn không có tính toán thiết kế, phê duyệt thiết kế và biện pháp lắp dựng; không có hồ sơ nghiệm thu theo quy định. Rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường còn chưa đạt về số lượng, quy cách, phạm vi... Chủ đầu tư và các nhà thầu không thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.
 
Xử lý nghiêm sai phạm
 
Ông Ngô Lâm, Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cho rằng: Xây dựng là một trong những công việc có nguy cơ cao mất ATLĐ. Việc các chủ đầu tư, nhà thầu phải đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn đã được quy định đầy đủ trong các văn bản nhà nước, không chỉ là nhà thầu nước ngoài mà cả nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên thực tế hiện nay, chỉ một số là thầu lớn, có uy tín là tuân thủ nghiêm túc, còn lại đều ít nhiều có vi phạm.
 
Ông Lâm nhấn mạnh, các sự cố mất ATLĐ trên công trình chủ yếu vẫn xuất phát từ con người. Chính con người không tuân thủ quy định an toàn mới dẫn đến các tai nạn đáng tiếc. Do vậy, để giảm tai nạn công trình, phải nâng cao ý thức chủ thể.
 
Công tác kiểm tra về quản lý an toàn thi công xây dựng đã được quan tâm nhiều năm nay. Sắp tới, Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan sẽ điều tra, rà soát thường xuyên, liên tục để giảm tai nạn. Mặt khác, tỷ lệ kinh phí dành cho đảm bảo ATLĐ trên công trường hiện đã được tính vào chi phí chung. Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu quy định đảm bảo chi phí này tốt hơn nữa cho người lao động.
 
Trong năm 2017, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và giảm tai nạn lao động trong thi công xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ trong thi công xây dựng theo hướng làm rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.
 
Ngày 30/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 04/2017/TT - BXD quy định về quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng công trình theo hướng tăng cường chủ động phòng ngừa là chính để giảm thiểu sự cố gây mất ATLĐ.
 
Mặt khác, Bộ Xây dựng sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra an toàn trong thi công xây dựng; xử lý nghiêm các chủ thể vi phạm quy định pháp luật về ATLĐ trong thi công xây dựng.
 
Bài và ảnh: Hoàng Dương/Báo Tin Tức
Tin bài liên quan
Loading...