Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng lượt truy cập: 10643
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Lưu ý không nên bỏ qua để tránh say nắng khi nắng nóng
Nắng nóng còn kéo dài vài ngày nữa. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, dễ bị say nắng, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người có tuổi. Say nắng, nếu không xử lý kịp thời có thể để lại các di chứng, thậm chí tử vong.

Từ ngày 2/6, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bước vào đợt nắng nóng đầu tiên trong năm. Theo ghi nhận, nhiệt độ ngoài trời trung bình ở mức 37 độ C. Cá biệt, nhiều nơi nhiệt độ lên đến 38 độ C hoặc hơn. Theo dự báo, đợt nắng nóng này sẽ còn kéo dài trong vài ngày tới.

Thời tiết năng nóng, khiến người dân phải di chuyển ngoài đường hoặc làm các công việc ngoài trời dễ bị say nắng. Theo đó, khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc lao động nặng nhọc, cơ thể sẽ tỏe mồ hôi để giữ cho thân nhiệt luôn ở mức 37 độ C. Sự thải nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng cách khuyếch tán, dẫn truyền nhiệt qua da và bay hơi mồ hôi trên da. Nếu gặp điều kiện bất lợi cho sự khuếch tán, dẫn truyền và bốc hơi như trời đứng gió, không khí không lưu thông, ẩm độ không khí cao... rất dễ xảy ra say nắng.
 


Trời nắng nóng, phụ nữ dễ bị say nắng

Theo bác sĩ Đỗ Quốc Phong, khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện E TƯ, thời điểm thường bị say nắng nhất là vào buổi trưa, vì lúc đó mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất và ánh nắng chứa nhiều tia tử ngoại nhất. Các đối tượng dễ bị say nắng nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh vì cơ thể họ yếu hơn.
 
Ngoài ra, những người mắc bệnh tin mạch, người bị viêm nhiễm, bị suy dinh dưỡng, người hay bị đi ngoài, người thiếu nước cũng dễ bị say nắng.

Khi bị say nắng, bệnh nhân có biểu hiện tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, co giật.
“Khi đang ngoài nắng mà người bắt đầu có dấu hiệu buồn nôn, đau đầu, tức ngực và khát nước thì thường là dấu hiệu của say nắng. Người dân cần tới một nơi thoáng mát tránh bị say nắng”, bác sĩ Phong nói.
 
 


Trẻ em là đối tượng dễ bị say nắng nên phụ huynh cần phải đề phòng

Khi phát hiện người thân bị say nắng, gia đình cần nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân. Theo đó, cần chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió; cởi bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở nách, bẹn, cổ.

Trường hợp nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
 
Để đề phòng say nắng, người dân không nên làm việc quá lâu ngoài trời nắng; luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính; làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò; thường xuyên uống nước dù chưa khát; định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 đến 20 phút.

Ngoài ra, mọi người cũng có thể uống nước trái cây hoặc các loại nước mát như nước chanh, nước dừa để bổ sung nước và vitamin… nhằm giúp cơ thể khôi phục lại các chất dinh dưỡng đã mất.
 

 
Như Ngọc
Tin bài liên quan
Loading...