Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10774
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Cách xử trí khi bị say nắng
Để đối phó với nguy cơ bị say nắng khi gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, bạn nên nắm vững những kiến thức cơ bản để xử lý khi bị say nắng.
 
 


 
Trả lời trên báo VnExpress: Bác sĩ Hà Thanh Hà, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP HCM) cho biết, say nắng, say nóng là hiện tượng trúng nóng trúng nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều còn say nắng vào lúc trưa và say nắng thường nặng hơn, thậm chí tử vong.
 
Chứng say xảy ra khi hoạt động trong môi trường quá nóng khiến cơ thể mất nước do nhiều mồ hôi. Khi thải mồ hôi không còn đủ khả năng thải nhiệt, thân nhiệt sẽ tăng lên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, cơ thể sẽ mất nước nặng dẫn đến rối loạn các cơ quan, đặc biệt là não.
 
Một trong những nguyên nhân khác khiến thân nhiệt tăng còn do sự bay hơi của mồ hôi bị cản trở khiến việc điều hòa thân nhiệt bị cản trở. Nguyên nhân do quần áo được may bằng vải không thấm nước hoặc độ ẩm của môi trường quá cao.
 
Những biểu hiện khi bị say nắng gồm: thân nhiệt tăng, da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, chóng mặt, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức lẫn lộn, mất định hướng hay thậm chí là hôn mê, co giật.
 
Khi bị say nắng nên ra khỏi môi trường nắng nóng. Với người bị nặng, phải đặt bệnh nhân ở nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo, chườm mát toàn thân, lau nhẹ nhàng vùng nách, cổ, bẹn, chân tay, dội nước mát lên người từ chân lên đầu.
 
Khi người say nắng bị sốt cao, không nên dùng các loại thuốc hạ nhiệt. Đo nhiệt độ của người bệnh, nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 390C thì cần đưa đến trung tâm y tế để có biện pháp xử lý tốt nhất.
 
Người bị say nắng nên tránh xa các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ và không nên tẩm bổ quá nhiều. Lúc này, hơi nóng vẫn chưa hoàn toàn hạ hỏa, việc ăn uống các loại thực phẩm quá giàu chất dinh dưỡng không những chẳng có tác dụng giải cơn say nắng mà ngược lại còn kéo dài thêm khí nóng trong người, gây thêm mệt mỏi và hại cho đường tiêu hóa.
 
Để đề phòng say nắng:
 
Khi đi ngoài trời nắng, hãy tìm những nới râm mát để đi, hoặc có thể nghỉ giữa chừng ở nơi râm mát, hoặc bóng cây mát nào đó để điều hòa không khí.
 
- Tìm kiếm một khu vực, địa điểm mát. Một cách tốt để bắt đầu làm mát là có được một môi trường mát hơn, giống như một tòa nhà có máy lạnh hoặc một bóng mát.
 
- Luôn mang theo quạt giấy. Nếu với người có các triệu chứng liên quan đến nhiệt, làm mát bằng cách che phủ hoặc với tờ ẩm hoặc bằng cách phun nước mát mẻ. Không khí trực tiếp vào người.
 
- Uống nhiều nước. Uống nước sẽ giúp mồ hôi cơ thể và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.
 
- Không uống đồ uống có rượu hay cà phê. Những thứ này có thể cản trở khả năng của cơ thể để kiểm soát nhiệt độ.
 
- Mang quần áo nhẹ và rộng. Mặc quần áo quá mức hoặc quần áo chặt chẽ sẽ không cho phép cơ thể làm mát bằng cách cho phép mồ hôi bay hơi.
 
- Tắm vòi sen hoặc tắm mát. Nếu đang ở ngoài trời và không nơi nào gần nơi ở, ngâm trong một ao mát cũng có thể giúp mang nhiệt độ xuống.
 
- Tránh hoạt động vất vả dưới trời nắng nóng. Tốt nhất, bạn không nên lao động, tập thể dục hoặc làm bất kỳ hoạt động vất vả trong thời tiết nóng. Hãy chọn thời điểm nhiệt độ giảm bớt hoặc tìm những nơi mát mẻ để hoạt động, tập luyện.
 
- Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò.
 
- Ăn nhiều thực phẩm trị say nắng. Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng. Một số loại hoa quả như bí đao có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo....
 
Theo báo Người lao động: Người cao tuổi dễ bị say nắng vì tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại nên cơ thể tỏa nhiệt kém. Thai phụ, sản phụ cần đề phòng say nắng vì sức khỏe còn yếu nên sức đề kháng không nhiều. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị say nắng cao bởi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, sự điều tiết của cơ thể còn kém. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, người bị suy dinh dưỡng cũng dễ bị say nắng.
 
Khánh Ly (Tổng hợp)
Tin bài liên quan
Loading...