Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng lượt truy cập: 10580
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Tổng cục Kỹ thuật trước yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới
Trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, sau Hiệp định Pari (năm 1973), ngày 10-9-1974, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 211/CP thành lập Tổng cục Kỹ thuật- cơ quan đầu ngành Kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự ra đời của Tổng cục Kỹ thuật là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về chất của quân đội ta trong việc chỉ đạo tập trung, thống nhất công tác kỹ thuật (CTKT) quân sự.
Trải qua 35 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng (BQP), ngành Kỹ thuật Quân đội luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm trang bị (BĐTB), bảo đảm kỹ thuật (BĐKT) cho lực lượng vũ trang huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác; góp phần xứng đáng vào thắng lợi của dân tộc trong chiến tranh giải phóng cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển là Tổng cục đã thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược, chủ động đề xuất với BQP xây dựng nhiều kế hoạch có tính chiến lược về công tác BĐTB, BĐKT, vừa đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa bảo đảm tính cơ bản, lâu dài đối với CTKT quân sự. Đặc biệt, những năm gần đây, các cơ quan chức năng của Tổng cục đã nghiên cứu, tổ chức ngành Kỹ thuật phù hợp với phương hướng tổ chức quân đội trong tình hình mới; xây dựng dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống kho kỹ thuật đến năm 2010; đề án quy hoạch hệ thống cơ sở sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) ở ba cấp. Tổng cục đã tích cực chỉ đạo đầu tư, xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống kho, trạm, xưởng cấp chiến lược, chiến dịch; từng bước hiện đại hóa, nâng cao chất lượng kho tàng bảo quản, niêm cất VKTBKT; đồng thời, tập trung xây dựng hệ thống văn bản pháp quy trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện CTKT; xây dựng hệ thống điều lệ CTKT, trong đó có Điều lệ Công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam, Điều lệ Công tác tham mưu kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam và điều lệ của 17 chuyên ngành kỹ thuật. Hệ thống văn bản đó đã kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm của CTKT trong hai cuộc kháng chiến, phù hợp với giai đoạn mới, đánh dấu bước phát triển về tư duy CTKT, làm cơ sở bước đầu xây dựng hệ thống lý luận; đồng thời, là cơ sở pháp lý để chỉ đạo và tổ chức thực hiện CTKT của quân đội. Tổng cục cũng đã tham mưu cho Đảng uỷ Quân sự Trung ương ban hành Nghị quyết số 382/NQ-ĐUQSTW Về lãnh đạo CTKT trong tình hình mới. Đây là lần đầu tiên Đảng uỷ Quân sự Trung ương có nghị quyết chuyên đề dành riêng cho CTKT quân đội, là văn kiện quan trọng của Quân đội nói chung và của ngành Kỹ thuật Quân đội nói riêng.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Tổng cục đã chỉ đạo các ngành, các đơn vị sử dụng có hiệu quả các nguồn ngân sách để triển khai CTKT; trong đó, tập trung ưu tiên, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, đồng bộ VKTBKT cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đơn vị bộ binh đủ quân, các đơn vị pháo phòng không và cho các nhiệm vụ đột xuất; chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ BĐKT, BĐTB, từng bước mua sắm, cải tiến, nâng cấp vũ khí, trang bị, vươn lên làm chủ công nghệ sản xuất, sửa chữa, duy trì và nâng cao hệ số kỹ thuật của VKTBKT cho các nhiệm vụ theo quy định. Tổng cục còn tăng cường chỉ đạo cơ quan kỹ thuật thuộc các quân chủng, binh chủng tích cực huấn luyện, khai thác VKTBKT thế hệ mới, kịp thời đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Các cục chuyên ngành đã chủ động xác định mục tiêu, giải pháp có tính toàn diện, lâu dài; phối hợp với các đơn vị thực hiện cải tiến một số loại VKTBKT đạt kết quả tốt, vươn lên làm chủ công nghệ sản xuất, sửa chữa VKTBKT và vật tư kỹ thuật (VTKT), nâng cao tính chủ động trong BĐTB, BĐKT. Các đơn vị đã có sự chuyển biến tích cực trong việc xây dựng nền nếp kiểm tra, quản lý chất lượng, sửa chữa, sản xuất, mua sắm VKTBKT và VTKT; tổ chức tạo nguồn vật tư đặc chủng cho nhiệm vụ sửa chữa VKTBKT và sản xuất VTKT. Hằng năm, từng ngành đều tổ chức nghiêm túc công tác tổng kết rút kinh nghiệm, làm cơ sở để không ngừng nâng cao chất lượng công tác sửa chữa, niêm cất VKTBKT. 
Quán triệt sâu sắc quan điểm dựa vào sức mình là chính, Tổng cục đã tham mưu cho BQP phát động toàn quân thực hiện tốt Cuộc vận động “Quản lý, khai thác VKTBKT tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và An toàn giao thông”. Đến nay, Cuộc vận động đã phát triển sâu, rộng trong toàn quân, đem lại hiệu quả thiết thực; nhất là, tạo được chuyển biến thực sự về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, mọi đối tượng, tạo cơ sở để giải quyết những khó khăn của CTKT.
Thời gian tới, dự báo tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề “dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo” để tăng cường các hoạt động chống phá và sẵn sàng tiến hành chiến tranh xâm lược khi có thời cơ. Trong bối cảnh đó, để góp phần bảo đảm cho quân đội thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, ngành Kỹ thuật cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:
1. Quán triệt sâu sắc đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, chỉ lệnh của BQP, trực tiếp là Nghị quyết 382/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương, các cơ quan, đơn vị cần có nhiều biện pháp thiết thực để tạo chuyển biến cơ bản trong CTKT, xây dựng ngành Kỹ thuật vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Các chuyên ngành cần tập trung nâng cao năng lực tham mưu chiến lược; chú trọng rà soát, bổ sung hoàn chỉnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy phạm của Nhà nước, BQP về CTKT. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo, tổ chức thực hiện; trong đó, chú trọng nghiên cứu tổ chức ngành Kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam theo Đề án tổ chức quân đội trong tình hình mới.
2. Tập trung chỉ đạo các ngành, các đơn vị sử dụng có hiệu quả các nguồn ngân sách cho nhiệm vụ BĐTB, BĐKT; chú trọng nắm chắc thực trạng VKTBKT để tham mưu cho BQP thực hiện Đề án Quy hoạch trang bị đến năm 2010 và những năm tiếp theo, bảo quản tốt số VKTBKT còn trong biên chế sử dụng lâu dài. Phối hợp với các cơ quan để triển khai các nhiệm vụ sản xuất, mua sắm VKTBKT, nâng cao sức mạnh chiến đấu và lượng dự trữ theo kế hoạch. Tích cực xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực quân sự; phát huy vai trò, chức năng quản lý Ngành trong kiểm tra, giám sát chất lượng VKTBKT và VTKT; xây dựng hệ thống chuẩn đo lường cho phương tiện đo và VKTBKT; khai thác có hiệu quả công nghệ cải tiến VKTBKT trong chương trình hợp tác với các đối tác nước ngoài. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, từng đơn vị chú trọng khai thác VKTBKT trong biên chế; nâng cao chất lượng bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất, sửa chữa đồng bộ cho số VKTBKT đã nhiều năm niêm cất dài hạn trong các kho để nâng cao chất lượng, độ tin cậy; đồng thời, thu hồi hết số vũ khí hư hỏng không còn khả năng sửa chữa ở các đơn vị về kho để quản lý, xử lý. Công tác bao gói vũ khí, khí tài, đạn dược cần được chú trọng thích đáng để nâng cao chất lượng bảo quản, tiện ích trong khai thác, sử dụng. Tập trung bảo đảm đồng bộ VKTBKT, đạn dược đủ số lượng, đúng chủng loại, chất lượng tốt cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; trọng tâm là các đơn vị bảo vệ biển, đảo, biên giới, vùng trời, các đơn vị bộ binh đủ quân, pháo phòng không, pháo binh chiến dịch, tăng-thiết giáp... Các đơn vị tổ chức tốt việc điều chuyển lượng dự trữ VKTBKT, đạn dược giữa các vùng, phù hợp với quyết tâm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; tiếp tục thu hồi, điều chuyển bớt đạn dược ra xa khu đông dân cư theo Chỉ thị 35/CT-QP của Bộ trưởng BQP.
Các cơ quan chuyên môn cần tăng cường công tác kiểm tra, hoá nghiệm các loại vật tư đặc chủng của Quân chủng Phòng không- Không quân, Hải quân để bảo đảm độ tin cậy. Thực hiện xử lý triệt để, kịp thời số đạn dược...không còn đáp ứng tiêu chuẩn cho chiến đấu, huấn luyện và số không còn trong quy hoạch sử dụng của quân đội; đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng các bãi xử lý, trạm tháo gỡ bom, mìn, đạn dược để nâng cao hiệu quả, vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn trong xử lý. Các cơ quan của Tổng cục tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của BQP có liên quan để xử lý VKTBKT, VTKT theo đúng quy chế, đạt hiệu quả kinh tế cao. 
3. Tăng cường chỉ đạo các đơn vị xây dựng, củng cố hệ thống kho tàng; hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống sửa chữa VKTBKT ở ba cấp. Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh lại tổ chức, xây dựng biên chế thống nhất hệ thống kho tàng, phù hợp với tổ chức quân đội trong tình hình mới. Tập trung đầu tư, hoàn thành xây dựng các kho chiến lược, nhất là các kho trên địa bàn trọng điểm; xây dựng, củng cố, đồng bộ các công trình, trang thiết bị phòng chống cháy nổ, hạ tầng BĐKT trong các kho và khu vực nhà ở của bộ đội. Tiếp tục chỉ đạo đầu tư xây dựng, cải tạo một số hang động, hầm trong khu vực kho, theo khả năng ngân sách. Tổng cục sẽ tiếp tục đầu tư cho các xưởng, trạm sửa chữa cấp chiến dịch, chiến thuật; chú trọng đầu tư các xưởng, trạm sửa chữa của các vùng hải quân, từng bước nghiên cứu đầu tư cho các trạm sửa chữa ở các sân bay của Quân chủng Phòng không- Không quân; tiếp tục bổ sung các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ cho nhiệm vụ cơ động sửa chữa, đồng thời tổ chức huấn luyện cơ động để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khi có nhu cầu.
Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới khối xí nghiệp sửa chữa quốc phòng theo Quyết định 339/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của BQP; thực hiện tốt Nghị quyết 35/NQ-TCKT của Đảng uỷ Tổng cục Kỹ thuật về nâng cao chất lượng sửa chữa VKTBKT, sản xuất VTKT.
Duy trì có nền nếp chế độ thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động; kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt Chỉ thị 10/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Bộ trưởng BQP về tăng cường công tác bảo hộ lao động- an toàn lao động trong quân đội. Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện quy định của Chính phủ về quy hoạch, xây dựng, quản lý và bảo vệ vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ do BQP quản lý.
4. Quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương về công tác giáo dục- đào tạo trong tình hình mới và Nghị quyết chuyên đề về công tác giáo dục- đào tạo của Đảng ủy Tổng cục Kỹ thuật, thực hiện đổi mới quy trình, chương trình đạo tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật các cấp thuộc phạm vi Tổng cục quản lý. Các cơ quan chức năng tiếp tục nâng cao chất lượng biên soạn tài liệu tham mưu kỹ thuật, huấn luyện kỹ thuật và điều lệ CTKT các chuyên ngành (sửa đổi) phù hợp yêu cầu nhiệm vụ và xây dựng Ngành trong tình hình mới; rà soát thực lực cán bộ, nhân viên kỹ thuật trong toàn quân để làm cơ sở tham mưu đề xuất về nhu cầu, loại hình đào tạo, đáp ứng đúng, đủ nhu cầu về cán bộ, nhân viên của các đơn vị; đồng thời, tham gia quy hoạch hệ thống nhà trường trong quân đội theo yêu cầu nhiệm vụ của Ngành. Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học; gắn công tác giáo dục- đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học trong các học viện, nhà trường. Từng giai đoạn, từng năm tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học- công nghệ, làm cơ sở đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự sát với yêu cầu công tác BĐTB, BĐKT trong thời gian tới.
Các đơn vị cần tập trung thực hiện nghiêm túc chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu của Tổng Tham mưu trưởng, nâng cao chất lượng huấn luyện tham mưu kỹ thuật; coi trọng huấn luyện thực hành, khai thác VKTBKT và các biện pháp bảo đảm an toàn trong huấn luyện, diễn tập; chú trọng huấn luyện, khai thác các chủng loại VKTBKT mới được trang bị; thực hiện tốt kế hoạch huấn luyện quân dự bị động viên, kiểm tra sẵn sàng động viên và thực hành động viên sửa chữa VKTBKT theo nhiệm vụ Bộ Tổng Tham mưu giao. Nghiên cứu xây dựng thế trận kỹ thuật khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), phát huy sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới.
Tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động 50 bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, gắn với các phong trào thi đua và các cuộc vận động khác. Thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia hoạt động của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 128/CT-BQP của Bộ trưởng BQP “Về các giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, làm cho Cuộc vận động trở thành nội dung sinh hoạt chính trị thường xuyên, sâu, rộng trong các đơn vị; chú trọng chuyển mạnh sang “làm theo”, tạo sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và trách nhiệm; gắn Cuộc vận động với việc nâng cao chất lượng công tác BĐTB, BĐKT trong đơn vị.
Phát huy truyền thống "Chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường", với chức năng là cơ quan tham mưu chiến lược về CTKT quân sự, Tổng cục Kỹ thuật đang phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng ngành Kỹ thuật Quân đội vững mạnh, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
Thiếu tướng NGUYỄN CHÂU THANH
Chủ nhiệm Tổng cục
Tin bài liên quan
Loading...