Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10896
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Thực trạng và những đề xuất mới về chính sách trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tính tại thời điểm cuối năm 2013, cả nước đang quản lý và chi trả cho 34.459 người hưởng chế độ TNLĐ-BNN hàng tháng với số tiền là 374 tỷ đồng/năm (bằng gần 9% số thu vào quỹ trong năm 2013). Thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng bình quân là 40 năm.

Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ); Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý); Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh thuộc Danh mục BNN khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

Thực trạng về thực hiện chế độ TNLĐ – BNN

Bảo hiểm xã hội (BHXH) về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) ở nước ta từ trước đến nay luôn được xác định là một trong các chế độ thuộc hệ thống BHXH, với mục đích bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị TNLĐ hoặc mắc BNN được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động.

Với quy định của chính sách ngày càng được hoàn thiện, tình hình thi hành chính sách BHXH về TNLĐ-BNN từ năm 1995 và nhất là từ năm 2007 (khi có Luật BHXH) đến nay đã đi vào nề nếp, thuận tiện cho người lao động, người sử dụng lao động khi giải quyết hưởng các chế độ TNLĐ-BNN, quyền lợi hưởng đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời. Từ năm 1995 cho đến hết năm 2013, BHXH Việt Nam giải quyết mới cho gần 50 nghìn người hưởng chế độ TNLĐ-BNN (bình quân 7.121 người/năm); tỷ lệ bình quân bằng 0,073% số người tham gia BHXH. Trong đó, 18.050 người hưởng trợ cấp hàng tháng; 27.450 người hưởng trợ cấp một lần và 4.500 người chết. Tính tại thời điểm cuối năm 2013, cả nước đang quản lý và chi trả cho 34.459 người hưởng chế độ TNLĐ-BNN hàng tháng với số tiền là 374 tỷ đồng/năm (bằng gần 9% số thu vào quỹ trong năm 2013). Thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng bình quân là 40 năm. Về quỹ TNLĐ-BNN, trong 7 năm từ 2007 đến 2013, hàng năm số chi (kể cả chi phí quản lý) bình quân chỉ chiếm khoảng 12% so với số thu vào quỹ TNLĐ-BNN. Tính đến cuối năm 2013, quỹ TNLĐ-BNN dư 16.281 tỷ đồng, theo dự tính thì đến năm 2050 quỹ này vẫn đảm bảo đủ khả năng chi trả và còn có số dư trong quỹ.

Ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện Chính sách Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, việc thực hiện chế độ BHXH đối với người bị TNLĐ-BNN theo quy định của Luật BHXH trong 7 năm qua đã thu được một số kết quả, cụ thể:

- Đối tượng được hưởng chế độ theo quy định đã bao phủ hết người tham gia BHXH bắt buộc (trừ người làm việc có thời hạn ở nước ngoài); việc không quy định đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phải tham gia chế độ này là hợp lý vì những người tham gia BHXH tự nguyện đa số thời gian làm việc không ổn định, thậm chí không tham gia lao động, và thực tế hiện nay là điều kiện kinh tế, thu nhập của nhóm đối tượng này rất thấp, không ổn định, nếu đóng thêm chế độ này sẽ rất khó khăn cho việc thu hút tham gia để đạt mục tiêu an sinh xã hội (hưu trí tuổi già) và việc xác định tai nạn là TNLĐ hoặc mắc bệnh là BNN rất khó khăn.

- Điều kiện hưởng quy định khá rộng đối với toàn bộ quá trình lao động gồm cả thời gian đi từ nơi ở đến nơi làm việc.

- Mức hưởng chế độ quy định vừa đảm bảo bù đắp mức suy giảm khả năng lao động vừa đảm bảo nguyên tắc đóng – hưởng. Ngoài ra, các mức hưởng khác cũng đầy đủ, phù hợp, cụ thể, trường hợp bị TNLĐ nếu mất KNLĐ 81% và có tham gia BHXH 30 năm thì mức hưởng hàng tháng tương đương với 2 lần lương cơ sở (tương ứng 75% lương hưu bình quân hiện nay).

- Thủ tục hồ sơ được quy định cụ thể cho từng trường hợp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và cơ quan BHXH khi thực hiện tránh sách nhiễu, chậm chễ…

- Hình thành quỹ thành phần trong đó quy định đóng vào quỹ tỷ lệ 1% quỹ tiền lương đóng góp BHXH đảm bảo có căn cứ để hoạch định chính sách đối với chế độ này (tăng giảm mức đóng, mức hưởng).

- Việc quy định phân khúc chi trả TNLĐ-BNN khi bị TNLĐ-BNN như hiện nay có tác động nêu cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ nhằm hạn chế tối đa việc xảy ra TNLĐ, mắc các BNN. Mặt khác, còn hạn chế được tình trạng lạm dụng quỹ TNLĐ-BNN, đảm bảo công bằng, nhất là đối với trường hợp bị tai nạn trên đường đi và về (hiện chiếm khoảng 40% số người bị TNLĐ) trong điều kiện quản lý, xác định về điều kiện bị TNLĐ hiện nay còn chưa được chặt chẽ, chính xác, thậm chí cố tình làm sai lệch…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ-BNN vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc về nội dung chính sách, về việc xác định một số trường hợp bị nạn hoặc mắc bệnh thuộc danh mục BNN nhưng có được coi là TNLĐ-BNN hay không và về thủ tục hồ sơ làm cơ sở xét hưởng chế độ BHXH trong các trường hợp bị tai nạn được coi là TNLĐ, cụ thể là:

- Việc quy định phân khúc chi trả TNLĐ-BNN khi bị TNLĐ-BNN như hiện nay chưa thể hiện hết nguyên tắc BHXH, người sử dụng lao động vẫn phải bận tâm vào việc thực hiện chế độ trong quá trình người lao động bị TNLĐ (trả lương, trợ cấp bồi thường TNLĐ-BNN).

- Luật BHXH quy định khen thưởng từ quỹ cho người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ-BNN là chưa phù hợp (không đúng với luật thi đua khen thưởng). Trong khi đó nội dung về phòng ngừa TNLĐ-BNN thì chưa đề cập trong pháp luật.

- Chưa có quy định chế độ phục hồi chức năng cho người bị TNLĐ-BNN để cải thiện sức khỏe, trở lại làm việc tốt hơn.

- Một số trường hợp tai nạn được xác định là TNLĐ-BNN chưa có quy định cụ thể nên đã gây khó khăn khi giải quyết (tham gia phong trào thể thao, văn hóa, văn nghệ, thăm người ốm, viếng…do đơn vị tổ chức; trường hợp bị tai nạn nhưng không thực hiện công việc được phân công hàng ngày; nguyên nhân do bệnh lý, sử dụng chất kích thích…).

- Một số trường hợp bị tai nạn được coi là TNLĐ song thủ tục hồ sơ làm cơ sở xét hưởng chế độ BHXH chưa có quy định cụ thể, nhất là trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi làm ở nơi vùng sâu, xa, không gần nơi dân cư, trụ sở công an, trường hợp tai nạn cần cấp cứu ngay hoặc tại lúc bị tai nạn thì bình thương sau đó mới phát hiện bị thương… Những trường hợp này tại lúc xảy ra tai nạn không lập biên bản, do vậy người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định.

- Chưa có quy định thời hạn người sử dụng lao động phải hoàn tất thủ tục nộp cho cơ quan BHXH để giải quyết cho người lao động được hưởng chế độ TNLĐ-BNN kịp thời.

Đề xuất hoàn thiện chính sách trợ cấp TNLĐ-BNN

Để chế độ BHXH đối với người lao động bị TNLĐ-BNN được thực hiện đầy đủ, chính xác và kịp thời, theo ông Nguyễn Hùng Cường, việc xây dựng Luật An toàn vệ sinh lao động cần phải đảm bảo:

1. Xây dựng luật về ATVSLĐ, phải bao gồm các quy định về nội dung liên quan đến thực hiện BHXH khi người lao động bị TNLĐ, mắc BNN.

2. Về Quỹ TNLĐ-BNN được hình thành từ đóng góp của người sử dụng lao động và bắt buộc tham gia, đảm bảo nguyên tắc BHXH là hưởng trên cơ sở mức độ suy giảm khả năng lao động do TNLĐ-BNN gây nên và thời gian tham gia đóng vào Quỹ, đồng thời thực hiện nguyên tắc chia sẻ, vì vậy:

- Mức đóng vào Quỹ TNLĐ-BNN (không gọi là quỹ đền bù TNLĐ-BNN) nên thống nhất chung một mức là 1% quỹ tiền lương đóng BHXH (không quy định đóng các mức khác nhau đối với các loại hình đơn vị khác nhau) để chi trả cho người tham gia vào Quỹ (là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc) các chế độ theo quy định từ khi bị TNLĐ-BNN trở đi, hỗ trợ phòng ngừa TNLĐ-BNN và chi phí cho công tác quản lý (kể cả chi phí cho tổ chức phục hồi chức năng lao động);

- Các chế độ hưởng khi bị TNLĐ-BNN từ Quỹ TNLĐ-BNN đối với người lao động quy định như hiện nay gồm: khoản BHYT cùng chi trả trong thời gian điều trị (kể cả trường hợp điều trị tái phát); tiền lương trong thời gian điều trị; trợ cấp bồi thường TNLĐ-BNN; trợ cấp chết do TNLĐ-BNN; trợ cấp TNLĐ-BNN một lần hoặc hàng tháng; trợ cấp phục vụ; trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt; trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; BHYT (nếu nghỉ việc) và chế độ tử tuất (đối với người bị chết do TNLĐ-BNN). Ngoài ra, đề nghị bổ sung chế độ hỗ trợ chi phí phục hồi chức năng lao động và học nghề để tái thích ứng nghề nghiệp.

- Mức hưởng các chế độ đề nghị giữ như quy định hiện nay là phù hợp.

- Về hỗ trợ phòng ngừa TNLĐ-BNN: để đảm bảo công bằng, đề nghị cần quy định mức hỗ trợ chung bằng 10% số thực đóng vào quỹ của đơn vị sử dụng lao động và đối với một số ngành nghề đặc thù mức hỗ trợ có thể cao hơn nhưng không quá 15%, cụ thể do Chính phủ quy định./.


Tin bài liên quan
Loading...