Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10338
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Thuốc trị viêm da mùa nóng
Vào mùa nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều, gió, bụi, ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí... khiến làn da của chúng ta rất dễ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Khi bị viêm da do tâm lý chủ quan, coi thường bệnh nên nhiều người tự chữa, tự mua thuốc về bôi, uống... khiến bệnh biến chứng, khó chữa trị.

Da thường bị viêm do ảnh hưởng của môi trường, thời tiết, nội tiết... Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã, viêm da thần kinh, viêm da dị ứng (eczema)… Mặc dù các rối loạn có thể có nhiều nguyên nhân và xảy ra dưới nhiều hình thức, nhưng nó thường bao gồm các triệu chứng sưng, đỏ và ngứa da, thậm chí gây tổn thương trên da. Nhiều người bị viêm da như một tình trạng phổ biến mà không đe dọa tính mạng hay bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nó có thể làm cho người mắc bệnh viêm da mất đi tính thẩm mỹ, cảm thấy không thoải mái và thiếu tự tin trong tiếp xúc.

Tuy viêm da không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó gây ngứa, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vì vậy, nhiều người thường tự uống thuốc theo mách bảo, sử dụng các thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc để sắc uống hoặc tự mua một số loại kem bôi da... Việc tự điều trị như vậy có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm, thậm chí gây nhiễm trùng da. Do đó tốt nhất cần đến cơ sở y tế để khám và tìm nguyên nhân gây viêm da để có hướng xử trí đúng cách. Ngoài ra, việc tiếp xúc trực tiếp với một số hóa chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng cũng là nguyên nhân cần làm rõ nếu người mắc làm việc trong môi trường thường xuyên bị hóa chất tác động như các chất tẩy rửa, mỹ phẩm…

Một số dạng viêm da thường gặp trong mùa nắng nóng

Viêm da thần kinh (Neurodermatitis) tạo ra một cảm giác ngứa ở cổ chân, cổ tay, cẳng tay hoặc cánh tay bên ngoài và phía sau của cổ. Tình trạng này làm người mắc phải gãi liên tục thậm chí gây tổn thương da. Nguyên nhân có thể bao gồm tình trạng da khô, bị kích thích do yếu tố bên ngoài (hóa chất, bụi khói, tác nhân sinh vật...).
 
Viêm da tiết bã gây phát ban đỏ với màu vàng và hơi nhờn, thường là trên da đầu và phổ biến ở những người có da nhờn hoặc nhiều lông, bệnh có thể đến và đi tùy theo mùa trong năm và thường hay bị vào mùa nắng nóng. Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong tình trạng này.

Viêm da dị ứng thường xảy ra với dị ứng và thường xuyên trong gia đình trong đó các thành viên có bệnh mạn tính như suyễn hay do điều kiện sống gây dị ứng và stress.

Viêm da quanh miệng là một hình thức của bệnh rối loạn da trứng cá đỏ, mụn trứng cá người lớn hoặc viêm da tiết bã, liên quan đến da quanh miệng hoặc mũi. Nguyên nhân có thể bao gồm do mỹ phẩm trang điểm hoặc lạm dụng thuốc.
Phương pháp điều trị và thuốc

Điều trị viêm da khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Một số kem có chứa hoạt chất corticoid, kem tránh ẩm và tránh kích thích là nền tảng của điều trị viêm da. Để giảm thiểu tác dụng phụ, chẳng hạn như da mỏng và để tăng hiệu quả, corticoid thường được sử dụng với liệu trình ngắn hạn cho đến khi phát ban trên da được kiểm soát. Đối với một số loại viêm da, thuốc kháng viêm không steroid có thể giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Đối với tất cả các loại viêm da, sử dụng các thuốc kháng histamin để làm giảm ngứa. Điều trị chủ yếu là xác định nguyên nhân gây phát ban và sau đó tránh bị tái phát. Khuyến cáo bệnh nhân ngừng gãi để tránh kích ứng da và đạt được các mục tiêu điều trị.

Một số thuốc hay sử dụng như kem chống ngứa hydrocortisone hoặc thuốc kháng histamin như diphenhydramine nếu ngứa nghiêm trọng. Một số thuốc phụ trợ như dầu acid linoleic dùng để điều trị viêm da dị ứng bằng cách cải thiện mức độ thiếu các axit béo cần thiết. Omega -3 trong dầu cá có đặc tính chống viêm và có thể giúp cải thiện chứng phát ban da. Dầu gội có chứa các thành phần hoạt chất như salicylic acid hoặc ketoconazole được sử dụng trong viêm da tiết bã (viêm da đầu). Điều trị viêm da cần phải xác định rõ nguyên nhân để loại bỏ tác nhân gây viêm, nếu liên quan đến hóa chất và điều kiện làm việc thì phải tăng cường các biện pháp bảo hộ lao động đúng cách trước khi điều trị bằng thuốc.

Phòng bệnh viêm da: Ngăn ngừa viêm da tiếp xúc có nghĩa là tránh tiếp xúc với những chất gây kích ứng da như xà phòng, một số hóa chất, các chất tẩy rửa... Tránh tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm gây kích ứng da bằng cách đeo găng tay. Tránh da khô có thể là một yếu tố trong việc giúp ngăn chặn viêm da tương lai. Dưỡng ẩm da trong khi da vẫn còn ẩm với dầu hoặc kem, đặc biệt chú ý đến chân, cánh tay, lưng và hai bên của cơ thể.

ThS. Lê Quốc Thịnh
Tin bài liên quan
Loading...