Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10674
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Những vấn đề tồn tại khi thực hiện Đề án 31 từ giai đoạn 2009 – 2012

Sáng 21/11, Hội nghị tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và Người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012” (Đề án 31) do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức đã diễn ra tại thành phố Ninh Bình.

Đoàn Chủ tịch Hội nghị Tổng kết Đề án 31 giai đoạn 2009 - 2012

Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, Thứ trưởng Phạm Minh Huân - đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; các đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Bộ Tư pháp và đại diện các Sở, ban, ngành của các tỉnh thành trên cả nước. Hội nghị đã trình bày báo cáo tóm tắt Tổng kết Đề án 31 giai đoạn 1 và báo cáo tham luận của các địa phương. 

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu tại Hội nghị

Ngày 24/2/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 31 với mục tiêu đến năm 2012, phấn đấu đạt 95% người lao động và người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp là 70% người lao động được phổ biến các quy định của pháp luật liên quan tới quyền và nghi vụ của công dân và người lao động. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với vai trò là cơ quan chủ trì Đề án, tổ chức phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án; đồng thời thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết và báo cáo việc thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước.

 

Được sự quản lý của các cơ quan Nhà nước, sau 4 năm triển khai, với sự vào cuộc và tham gia tích cực của các cấp, ngành, địa phương cùng với việc thay đổi, kết hợp các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng các doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, từng bước làm chuyển biến nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về pháp luật lao động. Tuy nhiên, công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến pháp luật thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế. Đó là: Sự chỉ đạo, hướng dẫn của một số Bộ, ngành chưa thực sự kiên quyết, chưa sát với thực tế. Một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác tuyên truyền pháp luật cho người lao động. Sự phối hợp của các cơ quan ở cấp địa phương chưa rõ ràng, chặt chẽ. Cơ quan chủ trì Đề án chưa thực sự phát huy được vai trò là cơ quan đầu mối, do đó việc triển khai Đề án ở một số tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: “Từ thực trạng trên, các Bộ, ngành đã thống nhất đề nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện các Đề án trong và kéo dài thời gian thực hiện Đề án đến năm 2016.

Bà Đỗ Thị Thúy Nguyệt - Phó Cục trưởng Cục ATLĐ (Ngoài cùng bên phải)

Trên cơ sở những kết quả triển khai giai đoạn 1, phát huy kết quả đã đạt được bước đầu, chúng ta cần nghiêm túc và thẳng thắn nhìn nhận, chỉ rõ những tồn tại yếu kém, nguyên nhân của những yếu kém đó để đề ra những biện pháp khắc phục ngay từ năm đầu tiên triển khai giai đoạn 2, từ nay đến năm 2016. Các Bộ, ngành chủ trì các tiểu Đề án và các địa phương trao đổi nội dung và cách thức triển khai giai đoạn 2 của Đề án, khẩn trương xây dựng và phê duyệt Đề án vào năm 2013; chủ động chỉ đạo, hướng dẫn địa phương và cơ sở tiếp tục triển khai giai đoạn 2 ngay từ năm đầu và đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện hướng dẫn cơ chế phối hợp, cơ chế tài chính, chính sách khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp để có cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật…”

Tin bài liên quan
Loading...