Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 9
Tổng lượt truy cập: 11448
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp Việt thoát thế 'thua ngay trên sân nhà'
Chuyên gia cho rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những vấn đề mấu chốt giúp doanh nghiệp Việt Nam hội nhập, thoát kịch bản 'thua ngay trên sân nhà'.
 
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được ký kết đã mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Hiệp định kỳ vọng đạt nhiều thành công trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế nhưng không ít thách thức, có tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước ở tương lai gần.
 
Về vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Văn Thức – Phó Chủ nhiệm Hội đồng giảng viên Tập đoàn Kinh tế Hà Nội cho rằng, CPTPP là hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ giữa Việt Nam và 10 nước khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình, đơn giản hóa thủ tục hải quan, hợp tác đầu tư và tự do di chuyển vốn đầu tư, hợp tác lao động và tự do di chuyển lao động, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… là những vẫn đề chính của hiệp định này.
 
“Khi CPTPP được triển khai trên thực tế sẽ tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, cơ hội rõ ràng là doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, phát triển cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, hợp tác đầu tư và học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại từ các nước đối tác…
 
Tuy nhiên, thách thức với doanh nghiệp Việt là nếu muốn chiếm lĩnh thị trường thế giới thì phải đáp ứng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật.... chứ không chỉ riêng câu chuyện về giá cả”, chuyên gia Nguyễn Văn Thức chia sẻ.
 
 



Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng, đề cao khi tham gia hội nhập vào thị trường CPTPP. Ảnh: Thanh Niên 

Cũng theo Phó Chủ nhiệm Hội đồng giảng viên Tập đoàn Kinh tế Hà Nội, với sự hội nhập mạnh mẽ và những chính sách miễn thuế thì các doanh nghiệp trong nước còn có nguy cơ “thua ngay trên sân nhà” do hàng hóa nước ngoài nhập vào với chất lượng tốt và giá rẻ. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần phải có chiến lược phù hợp tùy theo lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu kỹ xu hướng thị trường, làm chủ công nghệ để tối ưu hóa quá trình sản xuất.
 
Liên quan tới tác động của CPTPP đối với doanh nghiệp, bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng Giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu Nông sản Việt Nam nói thêm, CPTPP được ký kết đem lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập với các nước trong khu vực.
 
“Trước kia hàng hóa của các nước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu thuế xuất nhập khẩu cao, nhưng nay thuế suất về 0%, các sản phẩm Việt sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với sản phẩm của nước ngoài ngay trên sân nhà. Để nắm bắt cơ hội từ CPTPP, giữ được thị phần và có đủ sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần tích cực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đặc biệt là với các mặt hàng nông sản.
 
Lấy ví dụ về chính mô hình sản xuất của công ty do mình làm chủ, bà Hằng chia sẻ rằng trước đây, một trang trại khoảng 5 ha ban đầu có 20 công nhân nhưng sau khi áp dụng công nghệ mới, lực lượng lao động giảm đi chỉ còn 6 người nhưng năng suất, chất lượng đã được nâng lên đáng kể và hạ giá thành sản phẩm.
 
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, bà Hằng kiến nghị Nhà nước cần ban hành nhiều chính sách phù hợp, các hiệp hội đẩy mạnh hơn việc phổ biến, tuyên truyền, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như rào cản khi tham gia CPTPP để giảm rủi ro.
 
CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại v.v.mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước…
 
Về chính trị - đối ngoại, CPTPP mới sẽ là tập hợp có ý nghĩa của các nước trong khu vực, có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế thiết thực, từ đó tác động để các nước cân nhắc tham gia CPTPP, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
 
Về kinh tế, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Phần quan trọng khác chính là việc giúp ta cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Đây mới là các lợi ích mang tính lâu dài.
 
Phong Lâm
 
Tin bài liên quan
Loading...