Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10016
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Mỹ đơn độc và lạc lối trong cuộc chiến bảo hộ thương mại
 Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump luôn theo đuổi việc thực hiện quan điểm đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử là bảo hộ mậu dịch đối với nền kinh tế đầu tàu thế giới. Tuy nhiên, theo giới phân tích, dường như nước Mỹ đang "đơn thương độc mã" trong cuộc chiến bảo hộ thương mại mà chính vị doanh nhân đầu tiên này khởi xướng.
 
 
 
Mỹ đang tự mình biến mình trở nên đơn độc.

Ngay trong những ngày đầu nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Washington ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khi đó, Nhà Trắng liên tục đưa ra những lời đe dọa đối với các đối tác thương mại mà Mỹ đang trong thế nhập siêu. Đứng đầu danh sách này là Trung Quốc, với thâm hụt cán cân thương mại hơn 345 tỷ USD nghiêng về phía Bắc Kinh.Với đối tác thương mại số 1 này, Đối thoại Kinh tế Toàn diện Mỹ-Trung đầu tiên dưới thời Tổng thống Trump mở ra tại Washington giữa tháng 7/2017 đã thất bại hoàn toàn: Hai bên đã hủy cuộc họp báo và cũng không đạt được đồng thuận về một bản tuyên bố chung kết thúc hội nghị. Với cục diện chính trị đang thay đổi, rõ ràng, Washington và Bắc Kinh còn lâu mới san bằng được những bất đồng trên hồ sơ kinh tế.
 
Không chỉ vậy, Tổng thống Mỹ cũng đã yêu cầu "xét lại" Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) - một trong những hiệp định tự do mậu dịch mà ông cho là bất lợi đối với thương mại và người lao động Mỹ. Hiệp ước NAFTA có hiệu lực từ ngày 1/1/1994, liên quan trực tiếp đến đời sống của 480 triệu người dân Canada, Mexico và Mỹ. Theo thống kê của Bộ Ngoại thương Mỹ, tính đến năm 2008, khi khủng hoảng tài chính Mỹ bùng nổ với vụ ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố vỡ nợ, tổng trao đổi mậu dịch giữa 3 nước thành viên đã được nhân lên gấp 3 lần so với thời điểm 1994, đạt 946 tỷ USD. Trong tài khóa 2016, tổng trao đổi mậu dịch giữa 3 nước tham gia hiệp định NAFTA lên tới 1.200 tỷ USD. Do đó, giới doanh nhân Mỹ hoàn toàn có lý khi cho rằng việc rút khỏi hiệp định NAFTA là một sai lầm. Hiệp hội MEMA bao gồm các hãng sản xuất trang thiết bị xe hơi Mỹ báo động việc ra khỏi NAFTA đe dọa đến 50.000 việc làm trong ngành công nghệ xe hơi Mỹ. Giá trung bình mỗi chiếc xe bán ra sẽ đắt hơn khoảng 1.100 USD so với hiện tại.
 
Tất cả những điều này đã khiến dư luận đặt ra câu hỏi về việc liệu bảo hộ thương mại là một đòn hù dọa hay là chiến lược thực sự đang được chính quyền Tổng thống Donald Trump theo đuổi? Có lẽ ngay cả bản thân chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng chưa định hình rõ chính sách thương mại của Mỹ. Về bối cảnh thì tự do thương mại hay việc tháo gỡ cản trở trong luồng giao dịch giữa các nước đều có mặt được và mặt mất. Khi tranh cử năm 2016, tỷ phú Trump chỉ chú trọng đến mặt mất là người dân Mỹ bị thất nghiệp, doanh nghiệp bị đóng cửa, nhiều thị trấn bị tiêu điều vì cạnh tranh quốc tế. Sở dĩ ông chú trọng đến khía cạnh tiêu cực này để tranh thủ cử tri, do vậy, ở vào tình thế "cưỡi trên lưng hổ", thì sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Trump buộc phải thực hiện những điều hứa hẹn là rút khỏi TPP, rồi đòi xét lại NAFTA với Canada và Mexico. Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cũng đe dọa có biện pháp mạnh với các nền kinh tế đã đạt xuất siêu quá lớn khi giao dịch với Mỹ, như Trung Quốc hay Đức. Còn Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thì cũng chưa thành hình vì nhiều mâu thuẫn trong nội bộ Liên Âu. Trong khi đó, từ tháng 4 đến nay, Tổng thống Trump lại kéo vấn đề an ninh vào quan hệ ngoại thương, như gắn vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào việc mua bán với Trung Quốc, nêu vấn đề quân sự và phần đóng góp cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào luồng giao dịch với nước Đức. Gần đây nhất là hứa hẹn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và nhiều nước Đông Âu để các nước này khỏi bị Nga bắt chẹt. Rõ ràng, khi an ninh quốc gia là một vế mới của ngoại thương thì bài toán trở thành rắc rối hơn.
 
Việc Tổng thống Donald Trump mới đắc cử và đòi xây dựng một trật tự gọi là công bằng hơn cho nước Mỹ, sẽ càng làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ với nhiều nước gia tăng. Điều này sẽ khiến Mỹ đơn độc và lạc lối trong cuộc chiến bảo hộ thương mại do chính mình phát động. 
 
Ngọc Hà
 
Tin bài liên quan
Loading...