Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10512
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Khai thác vàng trái phép - Kỳ 1: Nan giải điểm nóng Bồng Miêu
Mỏ vàng Bồng Miêu, thuộc xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam luôn là điểm nóng về tình trạng khai thác vàng trái phép. Sau khi Công ty khai thác vàng Bồng Miêu đóng cửa, tình hình khai thác vàng trái phép lại diễn ra nhiều hơn. Dân tứ xứ đổ về đây để làm vàng, khiến việc giữ gìn trật tự trở nên nan giải.
 
 

Một lần truy quét khai thác vàng trái phép tại Bồng Miêu.
 
Điểm nóng kéo dài
 
Trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Thành Vinh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh, cho biết: “Địa phương đã rất nỗ lực, đã tổ chức rất nhiều cuộc truy quét, có lúc tình trạng khai thác vàng trái phép đã tạm thời lắng xuống. Nhưng kể từ ngày Nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu đóng cửa thì người dân địa phương và dân tứ xứ đổ về đây khai thác vàng bất hợp pháp. Có thời điểm lên đến hàng trăm người ẩn nấu trong các hầm lò và ở các bãi ngoài trời. Lực lượng của xã vẫn chưa có cách gì dẹp được vấn nạn này!”
 
Việc khai thác vàng trái phép đang diễn ra tràn lan, phía ngoài hầm lò tại các bãi lộ thiên lúc nào cũng náo động. Nếu như Thác Trắng đã từng là điểm nóng giờ tang hoang, thì hiện tại ở các khu vực như khu 6, khu 7 Đồi Sim có đến hàng trăm con người tụ tập khai thác quặng. Lực lượng chức năng đẩy đuổi họ bỏ đi, khi lực lượng này rút họ lại tiến hành khai thác quặng. Không chỉ Đồi Sim mà nhiều bãi lộ thiên khác người dân cũng tổ chức hoạt động khai thác vàng trái phép.
 
Con số mà UBND xã Tam Lãnh báo cáo đã minh chứng điều đó. Theo đó, trong năm 2017, Công an xã phối hợp với Đồn Công an Tam Lãnh đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, xử lý tình hình làm vàng trái phép trên địa bàn xã, phát hiện và tiêu hủy, làm mất tác dụng hoàn toàn: 50 máy nổ, 6 cối xay, 5 máy bơm nước, 53 hồ hóa chất, 39 lán trại, 3.500 dây nước, 2.950 m dây điện, 14.500 m bạc, 2 máy điện,… và hàng tấn đá quặng đã được thu giữ bàn giao cơ quan chức năng xử lý.
 


 
Sông suối Bồng Miêu ngày càng ô nhiễm nặng.
 
Ngoài ra, phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam, Đồn Công an Tam Lãnh tổ chức 3 đợt kiểm tra lớn trên địa bàn xã, phát hiện và tiêu hủy, làm mất tác dụng nhiều dụng cụ làm vàng, 15 can nhựa (loại can 5 lít) chứa đầy đé quặng chuyển cho công an huyện và trục xuất hơn 400 lượt người ra khỏi địa bàn. Trong quý 1 năm 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện và tiêu hủy 10 máy nổ, 700 dây điện, 22 lán trại, 25 hồ hóa chất, 40 lít dầu diezen… Bồng Miêu vẫn tiếp tục nóng.
 
Vì miếng cơm manh áo
 
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngoài một số đầu nậu, thuê người khai thác quặng trả tiền công. Thì còn lại đa số người dân tự khai thác bán lại cho các đầu nậu và tự đem về tuyển quặng. 
 
Điều đáng nói, đa số “vàng tặc” ở đây là những hộ nghèo ở địa phương và các nơi đổ về. Một phần do sống ngay trên mỏ vàng nhưng đất sản xuất lại ít, thế là họ tìm cách mưu sinh bằng cách mót vàng, bòn vàng. Nhưng những lao động này, chưa hề trải qua bất kỳ một khóa huấn luyện khai thác hầm lò, không hề được trang bị bảo hộ lao động, họ chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân. Do đó họ luôn đối diện với hiểm nguy, đã có những vụ sập hầm gây chết người. Như vụ sạt lở núi Sũng Mùn, xã Tam Lãnh làm 6 người chết.
 
 
 
 

 
 
Bồng miêu luôn là điểm nóng khai thác vàng bất hợp pháp.
 
Ông Vinh cũng cho rằng: “Dù tổ chức đẩy đuổi, truy quét, liên tục nhưng khó có thể dẹp triệt để nạn khai thác vàng trái phép ở địa phương. Thực tế cho thấy, người dân vẫn lén lút khai thác vàng trái phép. Do lực lượng của xã quá mỏng, địa hình đồi núi hiểm trở và giáp ranh với nhiều huyện nên lực lượng chức năng tổ chức truy quét gặp nhiều khó khăn. Thậm chí những kẻ khai thác vàng còn vào trong các hang động để trốn và tổ chức khai thác vàng trong đó”.
 
Qua trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Phước một phu vàng cho biết: “Trừ những chủ bãi, còn lại hầu hết là dân lao động ở địa phương và các xã lân cận tìm đến khai thác vàng. Một là làm công ngày vài trăm nghìn, hai là khai thác quặng để bán cũng chừng nấy thôi. Rất cực khổ và nguy hiểm nhưng do gia cảnh khó quá nên chúng tôi cũng làm liều! Nếu có có công việc ổn định, không ai dại gì đánh đổi tính mạng mình. Tôi khẳng định người dân làm vàng ở đây không phải cầu may mà vì miếng cơm manh áo”.
 
Ông Vinh cho rằng: “Để giải quyết vấn đề này, không chỉ truy quét, đẩy đuổi mà còn phải tìm ra hướng giải quyết công ăn việc làm ổn định lâu dài cho người dân và Nhà nước phải tăng cường, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản nói chung và mỏ vàng Bồng Miêu nói riêng”.
 
Mỏ vàng Bồng Miêu đang là điểm nóng kéo dài. Việc khai thác vàng trái phép làm thất thoát tài nguyên của đất nước, hủy hoại môi trường và cướp đi sinh mạng của người dân.  
 
Thành Nhân
Tin bài liên quan
Loading...