Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10496
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Đáng lo tình trạng vi phạm qui định an toàn lao động
Thời gian qua, trên địa bàn Quảng Ngãi đã xảy ra hàng loạt vụ tai nạn lao động hết sức thương, làm nhiều người chết. Điều đáng nói ngoài một phần vì người lao động chủ quan, bất cẩn thì nguyên nhân chính là do sự coi thường, phớt lờ của đơn vị chủ quản trong việc đảm bảo an toàn cho lao động.

*Cái giá phải trả

Dù sự việc đã qua đi hơn nửa năm, thế nhưng chị Nguyễn Thị Phương (42 tuổi), thợ phụ hồ, ở Tịnh Ấn Đông, huyện Sơn Tịnh, vẫn chưa hết kinh hoàng khi nhắc lại vụ sập mái bằng ngôi nhà đang thi công ở số 73, tổ 3, phường Lê Hồng Phong, TP. Quảng Ngãi vào cuối tháng 7/2010. 

Lúc đó là vào khoảng 17 giờ, khi đang cùng với ông Nguyễn Đông, cũng là phụ hồ, ở thị trấn Sơn Tịnh, cùng huyện, dùng xe kéo đẩy xi măng vào phía trong nhà để cất thì nghe có tiếng kêu răng rắc như cây bị gãy.
 
Hiện trường của vụ sập giàn giáo tại số nhà 73, tổ 3, phường Lê Hồng Phong, TP. Quảng Ngãi vào năm 2010.
Hiện trường của vụ sập giàn giáo tại số nhà 73, tổ 3, phường Lê Hồng Phong, TP. Quảng Ngãi vào năm 2010.

Linh cảm chuyện không lành nên chị vội bỏ chạy nhanh ra ngoài. Vừa chạy đến sân thì nghe “ầm” một tiếng. Quay đầu nhìn lại, chị Phương như chết lặng khi nhìn thấy toàn bộ mái nhà vừa đổ xong ụp xuống, chôn vùi ông Đông phía dưới. Đồng thời làm 5 thợ hồ khác đang làm ở phía trên bị thương nặng.

Công việc lúc đó cũng gần xong, chỉ còn lại một ít bê tông nên phần lớn số thợ tham gia đã xuống hết dưới đất, trên giàn chỉ còn lại 10 người, chứ không thì số thương vong sẽ rất khủng khiếp, anh Võ Tấn Phát (35 tuổi), quê ở xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, một trong số thợ hồ đã bị thương rùng mình kể. 

Và gần đây nhất là vào khoảng 24 giờ, ngày 5/1, trong quá trình thực hiện công đoạn hàn một chiếc tàu tại Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất-Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã xảy ra sự cố gây cháy nổ, làm anh Sơn (khoảng 25 tuổi), là công nhân, quê ở xã Bình Đông thiệt mạng.

*Vi phạm nhiều, nhưng xử lý ít

Ông Trương Văn Nhân- Phó phòng Việc làm-An toàn lao động-Sở LĐ-TB&XH tỉnh, không giấu giếm: Tình trạng vi phạm các qui định về an toàn lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất phổ biến, nếu khác chăng là chỉ ở mức độ vi phạm nhiều hay ít mà thôi. 

Số vi phạm phần lớn tập trung ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các lỗi như thiếu trang bị bảo hộ cho người lao động; chưa tổ chức tập huấn kiến thức, các qui định cho người lao động về an toàn lao động, hoặc có nhưng chỉ mang tính đối phó với cơ quan chức năng…

Ngay cả bản thân nhiều người lao động, nhất là số tham gia trong lĩnh vực xây dựng vẫn chủ quan, xem nhẹ và coi thường. 

Anh Nguyễn Văn Nam (34 tuổi), thợ hồ, quê ở huyện Mộ Đức, thừa nhận: Trong quá trình tham gia thi công, xây dựng dù ở dưới đất hay trên cao cũng hiếm khi mang mặc, đội các thiết bị bảo hộ lao động. Hơn nữa do không quen nên vướng víu rất khó làm. Nhiều lao động còn “vô tư”: Bị tai nạn chẳng qua là do rủi ro mà thôi. 

Chính nhận thức như vậy nên sau khi sự cố xảy ra nhiều người đã hối hận, nhưng tất cả quá muộn màng. Và một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng vi phạm an toàn lao động trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều là do sự lỏng lẻo trong việc kiểm tra, xử lý từ phía cơ quan chức năng. 

Theo thống kê thì trong năm 2010, toàn tỉnh chỉ xảy ra 4 vụ tai nạn lao động, làm chết 2 người, bị thương 2 người. Và được biết chưa có vụ nào trong số trên, bị lực lượng chức năng xử phạt.
Tin bài liên quan
Loading...