Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10496
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Chủ động phòng bệnh liên cầu heo
Tại BR-VT, mấy năm gần đây, tỷ lệ người bị bệnh liên cầu heo tăng đột biến và đã có trường hợp bị tử vong. Mới đây, lại tiếp tục ghi nhận 1 trường hợp ở Xuyên Mộc bị tử vong do nhiễm liên cầu heo, bệnh nhân làm nghề giết heo. 

 


 
Người tiêu dùng tìm hiểu thông tin trên nhãn thực phẩm thịt heo tại cửa hàng thực phẩm Phú Sỹ, (TP.Vũng Tàu). Ảnh: 
 
 
 

Hiện nay, rất nhiều người vẫn còn thói quen thích ăn tiết canh heo, các món nem, tái… Đây là những món ăn không an toàn, có nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây qua đường tiêu hóa rất cao, trong đó có bệnh liên cầu heo rất nguy hiểm. Mặt khác, những người làm nghề giết heo tại các lò mổ đa số cũng còn rất chủ quan, không thực hiện đầy đủ bảo hộ lao động, các biện pháp phòng bệnh. Bên cạnh đó, việc kiểm soát heo bệnh để xử lý cũng chưa triệt để…
 
 
Để chủ động phòng ngừa bệnh nguy hiểm này, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin cơ bản về bệnh liên cầu heo.
 
Mối quan hệ giữa bệnh heo tai xanh và bệnh liên cầu heo?
 
Bệnh heo tai xanh là bệnh của heo, do vi rút gây nên và đã được phát hiện từ lâu, nhưng gần đây bệnh có biểu hiện nguy hiểm hơn. Bệnh này không lây sang người nhưng nếu nó kết hợp với các bệnh khác thì sẽ nguy hiểm cho con người. Có đến 70% trường hợp vi rút này kết hợp với các bệnh khác như: Cúm heo, tụ huyết trùng, tả, thương hàn. Đối với bệnh cúm heo kết hợp với bệnh heo tai xanh thì khả năng lây sang người rất ít. Còn bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn… có thể gây rối loạn hệ thống tiêu hóa ở người. 
 
Thường thì liên cầu khuẩn (Streptococcus) vẫn tồn tại trong miệng, mũi heo. Nhưng khi heo bị bệnh tai xanh thì sức đề kháng kém, bệnh liên cầu khuẩn bùng lên. Và chính liên cầu khuẩn mới lây và rất nguy hiểm cho con người. Và bệnh đó được gọi là bệnh liên cầu heo.
 
Bệnh liên cầu heo lây sang người như thế nào?
 
Bệnh lây từ heo sang người chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh. Nguy hiểm nhất là trên da người tiếp xúc bị trầy xước, có vết thương hoặc ăn tiết canh, ăn thịt heo nhiễm trùng nhưng chưa nấu chín kỹ. Đặc biệt, liên cầu khuẩn heo không chỉ tồn tại trong thịt hay máu heo đã  giết mổ mà còn lưu hành trong bụi, không khí nhiều ngày. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm từ nguồn này là rất khó, chủ yếu vẫn do tiếp xúc trực tiếp với máu, thịt heo bệnh.
 
Người bị bệnh liên cầu heo có những biểu hiện gì?
 
Người bệnh sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run… trước khi có biểu hiện của viêm màng não.
 
Trường hợp nặng người bệnh có các biểu hiện: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong.
 
Làm gì khi nghi ngờ bị nhiễm liêu cầu heo?
 
Khi nghi ngờ bị nhiễm liên cầu khuẩn heo, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Khả năng cứu chữa căn bệnh này phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện sớm hay muộn, điều trị kịp thời hay không.
 
Phòng ngừa bệnh liên cầu heo bằng cách nào?
 
Bệnh liên cầu heo là bệnh kế phát của hội chứng bệnh tai xanh ở heo. Bệnh có thể lây trực tiếp từ heo qua người. Vì vậy để phòng lây nhiễm bệnh này, những người trực tiếp giết mổ và buôn bán thịt heo phải tuân thủ các quy định về VSATTP, những quy định của ngành thú y; trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi làm việc. Mọi người, mọi nhà không nên tiếp xúc gần, không buôn bán, vận chuyển, giết mổ heo nghi bị bệnh. Khi phát hiện heo bệnh, chết phải báo ngay cho cơ quan thú ý, chính quyền địa phương để xử lý đúng cách, kịp thời. Người tiêu dùng cần quan tâm tới chất lượng thịt heo, chỉ mua thịt heo đã qua kiểm tra thú y và các sản phẩm của thịt heo có đủ tiêu chuẩn về VSATTP; thực hiện ăn chín, uống chín; tuyệt đối không ăn tiết canh heo, không ăn các món thịt heo tái, nhúng, nem chua… vì các món ăn này chưa được nấu chín. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
 
Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong rất đau lòng chỉ vì do không thực hiện đầy đủ bảo hộ lao động khi giết mổ, buôn bán thịt heo hoặc do ăn tiết canh heo… Cộng đồng cần coi đây là những bài học đau xót, hãy nêu cao cảnh giác, kiên quyết nói không với tiết canh heo, thực hiện ăn chín, uống chín, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng. 
 
Bác sĩ: Nguyễn Văn Lên 
 
Tin bài liên quan
Loading...