Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10959
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
bài học về quy trình bảo hộ đối với nhân viên y tế
Như Báo Hànộimới đã đưa tin, kết quả kiểm tra mới nhất cho thấy 18 y, bác sĩ của Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội âm tính với HIV. Chiều 9-7, đại diện Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã đến BV để biểu dương tinh thần kịp thời cứu chữa người bệnh của tập thể y, bác sĩ nơi đây. Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), sự việc này là một bài học để các cơ sở y tế thực hiện đúng quy trình bảo hộ đối với nhân viên y tế.

Từ ca phẫu thuật đặc biệt... 

Dù tham gia nhiều ca phẫu thuật nhưng đối với các y, bác sĩ BV Phụ sản Hà Nội thì ca cấp cứu bệnh nhân Nguyễn Thị Thu H. (sinh năm 1979, ở Quảng Ninh) vào 9 giờ ngày 4-7 thực sự là trường hợp đặc biệt. Lý giải về điều này, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh cho biết, bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng da vàng nhợt, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp tụt không đo được, nhịp tim rời rạc, gần như ngừng đập, tóm lại là ở trong tình trạng nguy kịch. BV phải huy động 18 y, bác sĩ và 1 học viên từ các khoa khác xuống phòng cấp cứu để giành giật sự sống cho bệnh nhân. Sau khi được ép tim ngoài lồng ngực, hồi sức cấp cứu, bệnh nhân có dấu hiệu sống, tim đập trở lại nhưng máu từ âm đạo vẫn chảy. Chính vì vậy, các bác sĩ quyết định mổ cắt toàn bộ tử cung bệnh nhân ngay tại phòng cấp cứu, không kịp chuyển đến phòng phẫu thuật. 

Người trực tiếp phẫu thuật cho người bệnh là bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ của BV. Ông chia sẻ: Vì thời gian cứu chữa quá gấp nên khi đó tất cả không thể do dự, không còn thời gian mặc thêm áo và đeo kính phòng vệ cho bản thân hay đưa bệnh nhân lên phòng phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật diễn ra rất nhanh, sau đó thì mới biết bệnh nhân nhiễm HIV. Khi đó, 18 người trong kíp trực mới bắt đầu lo lắng có thể bị phơi nhiễm HIV. "Có thể vì rào cản tâm lý nên hầu hết bệnh nhân có HIV đều không thông báo cho nhân viên y tế tình trạng bệnh lý của mình. Chỉ đến khi có kết quả xét nghiệm thì mới có thể biết được điều đó", bác sĩ Lưu Quốc Khải nói. 
 

 

Y, bác sĩ phải được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra khi cứu chữa cho bệnh nhân. Ảnh: Hồ Như

Đề cập đến khả năng lây nhiễm HIV trong các cơ sở y tế, ông Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, ngay cả khi bị kim tiêm đã dùng để tiêm cho bệnh nhân HIV chọc vào da thì xác suất lây nhiễm mới chỉ là 0,3%. Khi dịch sinh học máu của người nhiễm bắn vào mắt và niêm mạc miệng nhân viên y tế thì xác suất lây nhiễm là 0,1%. Điều đó cho thấy, đối với y bác sĩ của BV Phụ sản Hà Nội tham gia cấp cứu bệnh nhân nhiễm HIV, chắc chắn là có những người tiếp cận với máu, dịch của bệnh nhân nhưng khả năng lây nhiễm HIV là rất thấp. Mặt khác, 4 giờ đồng hồ sau ca phẫu thuật, 18 người này đã được uống thuốc kháng virus rất sớm theo đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Họ cũng đã được tư vấn lấy máu xét nghiệm và kết quả là đều âm tính với HIV. "Theo quy định, sẽ tiếp tục lấy máu xét nghiệm vào thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng kể từ ngày tham gia phẫu thuật để tiếp tục theo dõi", ông Đình Cảnh nói.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng BV Bệnh Nhiệt đới trung ương khẳng định, nguy cơ phơi nhiễm xuất hiện khi máu của người bệnh bắn qua mắt, qua niêm mạc của nhân viên y tế hay khi họ mổ, khâu cho bệnh nhân mà bị dao cứa qua găng, hoặc bị kim đâm qua găng tay. Theo quy định Bộ Y tế, trường hợp 18 y, bác sĩ nói trên chưa đủ tiêu chuẩn gọi là phơi nhiễm. Tuy nhiên, trong "thời đại của HIV", ngành y tế phải coi máu, dịch từ người bệnh, dù chưa được đánh giá tình trạng HIV, đều có khả năng lây nhiễm bệnh.

Đến công tác dự phòng lây nhiễm trong cơ sở y tế

Tại các cơ sở y tế, cán bộ y tế luôn phải tiếp xúc với bệnh nhân và phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh, không phải chỉ riêng HIV mà là rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Hiện tại, Bộ Y tế quy định rất rõ: Tại các cơ sở y tế, khi tiếp cận với người bệnh, nhân viên y tế phải có các dụng cụ phòng hộ. 

Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội Lê Nhân Tuấn cho biết, tại Hà Nội hơn 10 năm qua chưa ghi nhận trường hợp nhân viên y tế nào bị phơi nhiễm HIV trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS. Tuy nhiên, với ngành y là ngành có nguy cơ cao, vấn đề quan trọng là nhân viên y tế cần có sự hiểu biết và chủ động dự phòng.

Biểu dương tinh thần xả thân cứu người bệnh của tập thể nhân viên BV Phụ sản Hà Nội nhưng PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng, sự việc này là một bài học để các cơ sở y tế thực hiện đúng quy trình bảo hộ đối với nhân viên trong ngành. Theo ông Lương Ngọc Khuê, cả nước 

có hơn 220.000 người nhiễm HIV/AIDS, trong số này, phần lớn đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế nên khi khám chữa bệnh cho họ, cán bộ y tế phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết. Qua sự việc này, Bộ Y tế yêu cầu các BV cần rà soát, tăng cường công tác quản lý, cung cấp trang bị bảo hộ dành cho việc dự phòng lây truyền bệnh tại các khoa cấp cứu để có thể kịp thời sử dụng trong khi cần.
Tin bài liên quan
Loading...